Phòng chẩn trị y học cổ truyền uy tín

Phòng chẩn trị y học cổ truyền

Phòng chẩn trị y học cổ truyền

Bệnh lý

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân hay còn gọi là giãn tĩnh mạch chi dưới. Đây là hiện tượng chức năng đưa máu trở về tim  của hệ thống tĩnh mạch bị suy giảm hoặc có khi hoàn toàn biến mất chức năng đó ở chân. Từ đó dẫn đến đọng máu, tụ máu gây ra những biến đổi lớn về tổ chức mô xung quanh do không cung cấp đủ dinh dưỡng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể. Khi suy giãn tĩnh mạch ở chân, người bệnh có các triệu chứng sau: Phù nề, tê nhức, đau, cảm thấy mỏi, những khi di chuyển thì cảm thấy nặng nề, và có khi bị chuột rút ở chân.

 

1, Nguyên nhân của bệnh giãn tĩnh mạch chân.

- Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân thường gặp ở những người trên 30 tuổi, thuộc chủng tộc da vàng và trắng gặp nhiều hơn, đối với người da đen thì ít mắc các bệnh này hơn do cấu trúc cơ địa từng chủng tộc khác nhau.

 

- Bệnh thường gặp ở những người ít vận động,lười vận động, máu lưu thông kém, hay những người có các công việc ít yêu cầu đến sự di chuyển hay phải đứng yên 1 chỗ lâu như nhân viên văn phòng, nhân viên bán hàng, nhân viên văn phòng…

 

- Những người thừa cân, béo phì, phụ nữ đang trong thai kỳ.

 

- Sử dụng quá nhiều các chất kích thích, các loại thực phẩm chứa nhiều cholesteron. Các thực phẩm không tốt cho tim mạch như các thực phẩm chứa nhiều tinh bột và đường, ăn ít rau xanh và hoa quả.

 

2, Triệu chứng phổ biến của bệnh

- Ở giai đoạn mới ban đầu, người bệnh chỉ có cảm giác đau và nhức, tức chân về ban đêm, mỏi và tê cứng khi đứng lâu. Biểu hiện không quá rõ ràng nên rất dễ bị bỏ qua.

 

- Giai đoạn tiến triển, các dấu hiệu trên biểu hiện rõ ràng hơn thông qua các triệu chứng như: sưng, phù nề, nhức mỏi, hay bị chuột rút và cảm giác tê chân kéo dài.

 

- Giai đoạn cuối có thể dẫn đến tình trạng toàn bộ tĩnh mạch bị giãn to, ứ trệ tuần hoàn do khi giãn mất đi khả băng bơm hút  và rối loạn dinh dưỡng ở chi dưới làm cho viêm loét, nhiễm trùng, hoại tử khó để điều trị.

 

3, Cách hỗ trợ điều trị bệnh.

- Bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới có thể xảy ra đối với tất cả mọi người và với nhiều lứa tuổi. Đặc biệt là với người cao tuổi và phụ nữ đang mang thai   cho nên phải sử dụng các biện pháp phù hợp.

 

- Tập thể dục đều đặn và thường xuyên. Vận động nhiều, tránh ngồi yên 1 chỗ trong thời gian dài, có các tư thế ngồi đúng và thay đổi tư thế trong thời gian cố định.

 

- Giảm thời gian đứng yên , ngồi yên một chỗ. Thay vào đó là các động tác hoạt động nhẹ nhàng để kích thích lưu thông máu. Máu chỉ lưu thông tốt khi cơ thể hoạt động, đi lại.

 

- Hạn chế đi giày cao gót, vì đi giày cao gót cũng làm giảm sự lưu thông của máu trong tĩnh mạch.Vì vậy việc sử dụng các loại thuốc để điều trị bệnh cũng đang được lưu tâm. Các hiện tượng phù nề, đọng máu ở các tĩnh mạch dẫn đến việc máu chảy về tim bị hạn chế, trong y học cổ truyền có rất nhiều các bài thuốc hữu hiệu sử dụng những cây thuốc quen thuộc và an toàn cho sức khỏe.. Lương y Phạm Ngọc Khánh đã tìm tòi và phát triển ra nhiều các phương thuốc trong đó phải kể đến phương thuốc để trị giãn tĩnh mạch chi dưới. Đến với thuốc y học cổ truyền Phước An Đường, bệnh nhân có thể an tâm để điều trị dứt điểm căn bệnh này nhanh chóng an toàn và hiệu quả nhất.

 

Lưu lý : kết quả điều trị phụ thuộc cơ địa mỗi người

Dược liệu
bệnh lý thường gặp
Hỗ trợ trực tuyến
0903 032 278
0903 982 619
Text
Thầy Thành
Text
Lương y Phạm Ngọc Khánh
Thống kê truy cập
syntax error: delete from table_online where time<1733914961